Phòng chống HIV/AIDS thông qua cuộc thi vẽ tranh
Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Tạp chí Gia đình và Trẻ em tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh và sáng tác Thông điệp về Chăm sóc và Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” năm 2016. Cuộc thi nhằm vận động toàn xã hội bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Thay đổi thái độ hành vi về trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS
Ông Phùng Quốc Việt – Tổng biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em – Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Qua những bức tranh và thông điệp do trẻ em sáng tác về chủ đề trên góp phần thông tin bằng hình ảnh sinh động tới đông đảo người dân về một bộ phận trẻ em đang bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bị kỳ thị, đối xử phân biệt… trong cuộc sống. Từ đó, góp phần vận động toàn xã hội bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Song song góp phần nâng cao nhận thức để thay đổi thái độ hành vi của trẻ em về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Cùng với đó, cuộc thi sẽ vận động toàn xã hội bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.”
Đối tượng tham gia dự thi bao gồm trẻ em Việt Nam và trẻ em nước ngoài sống tại Việt Nam. Các em trong độ tuổi từ 6 – 16 tuổi đều có thể gửi tác phẩm dự thi có cùng chủ đề.
♦ Làm sao để tìm được Việc Làm nhanh nhất cũng như tìm kiếm nhà Tuyển Dụng phù hợp với khả năng của mình? Tham khảo ngay tin tức Việc Làm 24h của mangvieclam.com để có thêm thông tin ứng tuyển!
Vẽ tranh và sáng tác thông điệp có nội dung bao trùm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong đó, khía cạnh các em nhỏ có thể đề cập tới như: Giúp đỡ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; giúp trẻ em tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc thay thế, trợ giúp xã hội và pháp lý); chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; đảm bảo trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hưởng các quyền của mình và được hưởng tất cả các dịch vụ xã hội cần thiết (được học tập, vui chơi, khám chữa bệnh…) như những trẻ em bình thường khác; sự quan tâm và hành động của chính quyền, cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Thể lệ cuộc thi
Tranh dự thi là những bức tranh chưa từng tham gia các cuộc thi trước đó; chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; kích thước khổ A3 (42cm x 60 cm); ghi rõ họ và tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại của người dự thi; tên gọi của tác phẩm dự thi, ý nghĩa của tên gọi. Các thông điệp được sáng tác có dung lượng không quá 50 chữ. Mỗi tác giả tự lựa chọn và gửi dự thi tối đa 5 bức vẽ hoặc 5 thông điệp.
♦ Tham khảo thông tin về Viec Lam hoặc Việc Làm Nhanh để tự cho mình một cơ hội làm việc với những nhà tuyển dụng uy tín nhé!
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ 15.6 đến 30.10.2016. Tác phẩm gửi qua bưu điện tính theo dấu bưu điện ngoài bì thư, ghi rõ nơi nhận tác phẩm: Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số 139 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, Email: giadinhvatreem@fpt.vn.
Ban tổ chức sẽ thành lập Ban sơ khảo và Hội đồng chung khảo gồm những họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà quản lý, nhà báo có kinh nghiệm và những họa sỹ, nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp để chấm giải. Ban Tổ chức sẽ tổng kết và tổ chức Lễ tổng kết và trao giải tại Hà Nội trong tháng 11.2016 hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
Cơ cấu giải thưởng bao gồm: 02 Giải Nhất (cho tranh vẽ và thông điệp): Bằng chứng nhận kèm theo 5 triệu đồng/giải.04 Giải Nhì (cho tranh vẽ và thông điệp): Bằng chứng nhận kèm theo 3 triệu đồng/giải.
04 Giải Ba: Bằng chứng nhận kèm theo 2 triệu đồng/giải. 8 Giải Khuyến khích: Bằng chứng nhận kèm theo 01 triệu đồng/giải. 02 Giải được bạn đọc bình chọn: Bằng chứng nhận kèm theo 500.000 đồng/giải. |
Liên quan:
♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply